Top địa điểm làm lễ cúng sao giải hạn canh tý 2020 nổi tiếng ở Hà Nội
- 19 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 27/09/2023
Cúng sao giải hạn đầu năm canh tý 2020 dành cho những ai cầu tài lộc, cầu duyên, dâng sao, giải hạn, trong bài viết này xemboituvi.vn chúng tôi xin đưa cho các bạn Top địa điểm làm lễ cúng sao giải hạn canh tý 2020 nổi tiếng ở Hà Nội nhé
Theo quan niệm xưa, mỗi năm mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh khác nhau, trong đó có những sao tốt và sao xấu. Nếu gặp sao xấu, cần phải làm lễ dâng sao giải hạn tại chùa hoặc tại nhà nhằm hóa giải vận hạn trong cả năm.
Theo tâm linh hoặc theo lá số xem tử vi thì việc dâng sao - hay cúng sao giải hạn đầu năm canh tý 2020 dành cho những ai cầu tài lộc, cầu duyên, dâng sao, giải hạn, mục đích của việc dâng sao giải hạn là để cho tâm lý con người thoải mái, hứng khởi sau một năm làm việc vất vả, cầu cho năm mới được bình an, công việc được trôi chảy, gặp lành hóa dữ, mọi sự như ý.
Trong bài viết này xemboituvi.vn chúng tôi xin đưa cho các bạn Top địa điểm làm lễ cúng sao giải hạn canh tý 2020 nổi tiếng ở Hà Nội nhé.
Top địa điểm làm lễ dâng sao giải hạn canh tý 2020 nổi tiếng ở Hà Nội
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh còn có tên khác là chùa Sở hay chùa Thịnh Quang, được xây dựng vào thời Hậu Lê. Hiện nay, chùa Phúc Khánh nằm trên phố Tây Sơn thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội 100000
- Giờ: Mở cả ngày
- Trụ trì: Thượng toạ Thích Thanh Quyết
- Quốc gia: Việt Nam
- Điện thoại: 024 3563 9126
Lễ dâng sao giải hạn thường được tổ chức vào ngày mùng 8, 15 và 18 tháng Giêng. Nhưng ngay từ mùng 2, 3 tháng Giêng, hàng nghìn người đã tới chùa để đăng ký.
Chùa Hà
Chùa Hà (Chữ Hán: 河寺) có tên chữ là Thánh Đức tự (Chữ Hán: 聖德寺), cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên một mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chùa Hà cùng với chùa Duyên Ninh là 2 ngôi chùa cầu duyên ở miền Bắc.
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) thuộc quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng nên thu hút rất nhiều khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Đặc biệt vào ngày mùng 1, ngày rằm có rất nhiều các bạn trẻ, những người chưa có người yêu hay những đôi yêu nhau thường đến đây để cầu duyên.
Ngoài sự nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên, chùa Hà cũng là một trong những địa điểm nổi tiếng nhiều người chọn lựa để làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm.
Chùa Hà hiện nằm tại một con phố nhỏ tại đường Cầu Giấy, Hà Nội có tên là phố chùa Hà. Trước đây mảnh đất này thuộc làng Dịch Vọng hay còn gọi là làng Vòng.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấ n Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang.
Ngôi chùa hơn 1.500 năm tuổi này được xây dựng vào thời Tiền Lý năm 541 và là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, chùa Trấn Quốc cũng luôn được mệnh danh là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan trong và ngoài nước.
Vào ngày rằm, mùng 1, các ngày lễ Tết rất nhiều người dân tới chùa Trấn Quốc để cầu bình an, may mắn.
- Địa chỉ: Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội 100000
- Giờ: Đã đóng ⋅ Mở 8:00
- Trụ trì: Thượng toạ Thích Thanh Nhã
- Quản lý: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Người sáng lập: Vua Lý Nam Đế (503 - 548)
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương.
Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV và được mệnh danh là ngôi chùa thiêng bậc nhất của Hà Nội. Ngôi chùa này được chọn làm trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học.
Nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô, ngôi chùa luôn tấp nập khách tới lễ Phật vào đầu năm, ngày lễ Tết, rằm và mùng 1 để cầu may mắn cho bản thân và gia đình.
- Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ: Đã đóng ⋅ Mở 6:00
- Người sáng lập: Vua Lê Thế Tông
- Quản lý: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Khởi lập: Thế kỷ 15
Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ thuộc ấp Tây Hồ, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây.
Phủ Tây Hồ thờ công chúa Liễu Hạnh hay còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh nổi tiếng là một trong những ngôi đền linh thiêng để cầu tài lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới ở Hà Nội.
Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội 100000
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa. Bốn ngôi đền đó là: Đền Bạch Mã; Đền Voi Phục; Đền Kim Liên; Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh được Vua Lý Thái Tổ cho xây dựng ở phía Bắc tòa thành Thăng Long để trấn tà khí từ phương Bắc tràn xuống. Đền nằm ở góc đường Cổ Ngư, nay là đường Thanh Niên.
Trong đền Quán Thánh có tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen cao 3,07, chu vi 8m, nặng 4 tấn là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam.
Là một trong những ngôi đền nổi tiếng của Hà Nội, đền Quán Thánh được rất nhiều người chọn là nơi để cầu tài lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới.
- Địa chỉ: Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội 118810
- Đối tượng thờ: thần đạo giáo
- Ngày nhận danh hiệu: 28 tháng 04 năm 1962
- Văn bản quyết định: 313-VH/VP
Đền Kim Liên
Đình và đền Kim Liên là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh; Đền Bạch Mã; Đền Voi Phục; Đền Kim Liên. So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn.
Đền Kim Liên nằm ở phía Nam của kinh thành Thăng Long cùng với đền Quán Thánh thuộc "Thăng Long tứ trấn" có từ thời vua Lý Thái Tổ.
Đền Kim Liên là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương (con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ) và hai nữ thần là Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh công chúa.
Đền Kim Liên hiện còn lưu giữ được tấm bia đá cổ được dựng từ năm 1772 khắc thần tích và bài minh ca ngợi Thần được soạn từ năm 1510 và 39 đạo sắc phong của các triều đại.
- Địa chỉ: Ki ốt số 87 Đào Duy Anh, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội
- Giờ: Mở cả ngày
Trên đây là một số địa điểm mà xemboituvi.vn chúng tôi muốn gửi tới các bạn tham khảo trong bài viết những địa điểm làm lễ cúng sao giải hạn canh tý 2020 nổi tiếng ở Hà Nội. Quý vị bạn đọc nếu biết những địa chỉ nào uy tín linh thiêng thì đừng ngần ngại hãy để lại lời nhắn dưới bài viết này cho chúng tôi nhé. Xin chân thành cám ơn.
Xem ngay tử vi trọn đời dành cho bạn