Nguồn gốc của Kinh Địa Tạng

  • Viết bởi: Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.
  • 11 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 27/09/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Kinh Địa Tạng (Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện) bao gồm rất nhiều lời Phật dạy với ý nghĩa thâm sâu nói về công đức, oai lực của Bồ Tát Địa Tạng. Bộ Kinh Địa Tạng đã được Hòa thượng Trí Thịnh dịch từ tiếng Hán Tạng ra tiếng Việt.

Kinh Địa Tạng (Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện) bao gồm rất nhiều lời Phật dạy với ý nghĩa thâm sâu nói về công đức, oai lực của Bồ Tát Địa Tạng. Bộ Kinh Địa Tạng đã được Hòa thượng Trí Thịnh dịch từ tiếng Hán Tạng ra tiếng Việt.

Địa Tạng Vương là ai?

Theo tìm hiểu trong các sách cổ của Phật giáo, Địa Tạng (hay Địa Tạng Vương hoặc Địa Tạng Vương Bồ tát) có tục danh là Kim Kiều Giác ((Kim Kyo-gak). Địa Tạng Vương sinh vào thế kỷ thứ VII (năm 696 TL) ở nước Tân La (Silla), hiện nay là Hán Thành (Nam Hàn). 

Còn theo Wiki, Địa Tạng Vương là bị Bồ tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tỉ khâu phương Đông. Địa Tạng Vương được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích ca Mâu ni nhập Niết bàn cho đến khi Bồ tát Di Lặc hạ sinh và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Chính vì lẽ đó mà Địa Tạng Vương được mô tả là một tỉ khâu trọc đầu với vầng hào quang. Tay cầm tích trượng mở cửa địa ngục, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm.  Một số trang tượng tại Việt Nam cũng như Trung Quốc đã khắc họa Địa Tạng Vương đội mũ thất phật, mặc áo cà sa đỏ.

Còn theo trang Phật giáo, Địa Tạng Vương vốn là một Hoàng Tử sống trong lầu son nhung lụa, ở cung điện ngọc nhà. Tuy nhiên, Ngài lại là người thích đạm bạc, không màng nếp sống vương giả. Ngài tập trung học hỏi và rất đam mê sách Thánh hiền.

Đến năm Vĩnh Huy (đời Đường Cao Tông), sau khi tham khảo hết Tam giáo, Cửu lưu và Bách gia chư tử thì Ngài buông lời cảm thán: "Sao với Lục kinh của Nho giáo, Đạo thuật của Tiên gia, thì Đệ nhất Nghĩa đế nhà Phật là thắng hơn hết, rất hợp với chí nguyện của ta". Kể từ sau đó, Ngài lập chí xuất gia. Khi Ngài xuất gia mới 24 tuổi.

Khi xuất giam, Ngài dẫn theo một con chó trắng tên là Thiện Thích đi khắp nơi tìm chỗ thanh tịnh để tu. Sau đó Ngài chọn núi Cửu Hoa và thiền định tại đó 75 năm. Địa Tạng Vương viên tịch năm 99 tuổi nhưng nhục thân vẫn nguyên vẹn trong 3 năm sau đó. Các đệ tử của Ngài đã đem nhục thân đến bảo tháp trên núi Thần Quang Lãnh để thờ cúng.

nguon-goc-cua-kinh-dia-tang-va-loi-ich-cua-kinh-dia-tang

Nguồn gốc của Kinh Địa Tạng và lợi ích Kinh Địa Tạng

Tương truyền, Địa Tạng Vương là vị bồ tát cứu độ chính sinh và bảo vệ trẻ em. Những đứa trẻ yểu mệnh bởi vì còn vấn vương cha mẹ người thân nên quanh quẩn bên bờ sông, không chịu bước qua cầu Nại Hà để đầu thai. Lúc này, Địa Tạng Vương xuất hiện an ủi, giảng giải và giúp đỡ những đứa trẻ tội nghiệp này tạo công đức qua sông.

Sau khi nghe truyền thuyết về cuộc đời và con đường tu hành của Địa Tạng Vương nhiều người đặt nghi vấn: "Địa Tạng Vương có phải là Đường tam Tạng không?". Một số lý giải cho rằng, Địa Tạng Vương không phải Đường tam Tạng. Nhiều người đã có sự nhầm lẫn vì 2 vị bồ tát được khắc họa na ná nhau. Song danh hiệu và cuộc đời của 2 vị này hoàn toàn khác nhau.

Đường tam Tạng phải trải qua 81 kiếp nạn, bất chấp sinh tử để đến Thiên Trúc thỉnh kinh Phật trước khi đắc vị Phật. Ngài là nhân vật lịch sử có thật. Ngài có công trong việc phát triển kinh Phật, nâng vị thế đạo Phật lên cao. 

Về hình tượng Địa Tạng Vương, theo các hình ảnh trên internet cũng như trong sách Phật, trên tay Địa tạng cầm tích trượng có 4 cái khoen vòng; tượng trưng cho Tứ Đế, có 12 khuy tượng trưng 12 Nhân duyên; cũng có khi Ngài cầm Tích Trượng có 6 vòng khoen tượng trưng cho 6 căn. Tích trượng được ví như gậy vàng, vì dẹp được Tứ Đế, thoát khỏi 12 nhân duyên, 6 căn hết vướng mắc lục trần, gậy vàng mới phá tan cửa Địa ngục vô minh của tam độc tham; sân; si, mạn nghi v.v… để cứu độ toàn thể chúng sinh của chính mình.

Tay bên kia của Ngài cầm châu ngọc sáng chói, đây là ngọc tâm. Khi hết tham sân si thì ngọc tâm hiển bày nên hào quang tự Tâm biến hóa, soi khắp 3 nghìn Đại thiên thế giới nghĩa là Phật tánh hiển bày chiếu khắp các cõi Phật, tức là trải khắp dải Ngân hà, như thế là đạt đến giải thoát vậy.

Sự tích Địa Tạng Vương

Trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Đức Phật nói về bốn tiền thân, với 4 đại nguyện của Địa Tạng như sau:

1. Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.” 

2. Vào thời quá khứ vô số kiếp trước, thuở đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, và cầu nguyện đức Phật cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho cô biết là mẹ của Cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”

3. Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặn an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”

4. Vô lượng kiếp về thuở quá khứ, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một thiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác".

Ngoài những sự tích nêu trên thì trong truyện Thần Tăng có nói rằng: Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt 1.508 năm, nhằm đời nhà Tấn, niên hiệu Vĩnh Huy, năm thứ tư, thì Đức Địa Tạng Bồ Tát giáng tại nước Tân La. Ngài có tục danh là Kiều Giác. Năm 24 tuổi Ngài xuất gia tu hành. Ngài tu ở núi Cửu Hoa trọn 75 năm.

Đến đời nhà Đường, niên hiệu Khai Nguyên (năm thứ 16, tối 30 tháng 7) Ngài chứng thành đạo quả. Lúc ấy đã 99 tuổi mà cũng còn ở trong động núi Cửu Hoa. 

Thời đó, có một vị Cát lão là ông Mẫn Công sắn lòng từ thiện, hay làm những sự phước thiện, hay làm những sự phước duyên. Trong nhà ông thường năm, mỗi khi Trai Tăng là 100 vị, mà ông chỉ thỉnh 99 vị, còn 1 vị để dành thỉnh Ngài cho đủ số. Có một bữa nọ, Ngài xin ông Mẫn Công một chỗ đất, ước vừa trải đủ tấm y ca sa của Ngài mà thôi. 

Khi ông Mẫn Công bằng lòng thì Ngài trải y ra, trùm hết cả khoảng đất tại cạnh núi. Ông Mẫn Công thấy sự lạ, biết là vị Thánh Tăng nên lại càng bội phần hoan hỉ mà nguyện cúng hết đất ấy. Còn người con ông xin thì xin xuất gia theo Ngài.

Ít lâu sau ông cũng xuất gia trở lại đầu cơ với con, tức là Thầy Đạo Minh Hòa Thượng. Sau Ngài thiền định 20 năm nữa, đến đời nhà Đường, niên hiệu Chí Đức thứ hai, hôm 30 tháng 7, Ngài nhập diệt.

Vì có sự tích của Ngài chuyển thế như vậy, nên người đời sau tạo tượng mà thờ Ngài, bên tả có Thầy Đạo Minh, còn bên hữu có tượng ông Mẫn Công đứng hầu, và mỗi năm đến ngày 30 tháng 7 ai cũng làm lễ kỷ niệm Ngài.

nguon-goc-cua-kinh-dia-tang-va-loi-ich-cua-kinh-dia-tang

Nguồn gốc Kinh Địa Tạng và lợi ích của Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện là một bộ kinh nói về công đức, oai lực của Địa Tạng Vương được các chùa chiền tự viên ở nhiều quốc gia theo khuynh hướng Đại Thừa khai tụng trong suốt tháng 7, nhất là vào lễ Vu Lan. Bộ Kinh này đã được Hòa Thượng Trí Tịnh dịch từ tiếng Hán Tạng ra tiếng Việt.

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện do Đức Phật Thích Ca diễn nói tại cung trời Đao Lợi (tức là từng trời thứ hai trong 6 từng trời của cõi Dục giới nơi mà Thánh Ma Giác, mẫu thân của Đức Phật đã thác sanh về đây sau khi hạ sanh Đức Phật được 7 ngày. Trước khi nhập Niết Bàn, để cảm ơn đức sanh thành, Đức Phật đã diễn nói kinh Địa Tạng tại pháp hội ở cung trời này. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật với đấng sanh thành.

Nội dung chính của Kinh Địa Tạng xoay quanh chữ Hiếu, nói lên bổn phận, nghĩa vụ của người sống đối với người đã quá vãng, cũng như nêu bật lên những tội phúc quả báo ở kiếp sống kia để Phật tử nương theo kinh này dựa vào oai lực độ trì, gia hộ của Bồ Tát Địa Tạng để tu tập, hầu độ thoát cho chính mình, cho người thân cũng như chúng sanh đã quá vãng khơi rơi vào đường ác.

Nội dung chính của Kinh Địa Tạng xoay quanh chữ Hiếu, nói lên bổn phận, nghĩa vụ của người sống đối với người đã quá vãng, cũng như nêu bật lên những tội phúc quả báo ở kiếp sống kia để Phật tử nương theo kinh này dựa vào oai lực độ trì, gia hộ của Bồ Tát Địa Tạng để tu tập, hầu độ thoát cho chính mình, cho người thân cũng như chúng sanh đã quá vãng khơi rơi vào đường ác.

Theo giáo lý nhà Phật, công năng và oai lực của Địa Tạng Vương bao trùm khắp 3 cõi Trời, Người và cõi âm. Tu tập theo Kinh Địa Tạng chắc chắn mang lại nhiều lợi ích lớn lao:

Lợi ích trong cuộc sống hiện tại: Tu tập Kinh Địa Tạng giúp tất cả các hoạn nạn đều dần dần tiêu tan, thoát khoeir nghiệp trướng, tai ương. 

Lợi ích cho kiếp sau: Thoát khỏi nữ thân; được thân xinh đẹp; được thoát kiếp nô lệ.

Lợi ích trước phút lâm chung: Kinh Địa Tạng Bổn Nguyên có thể xem là cuốn kinh gối đầu cho Phật tử khi đối diện với hoàn cảnh người thân yêu sắp lâm chung. Phật tử có thể đọc kinh, giúp cho người sắp lâm chung đi đúng đường, không bị ma quỷ dẫn lối lầm đường sai lối....

Lợi ích đối với người quá vãng: Siêu độ vong linh; gặp lại người quá vãng.

Phật nói, Kinh Địa Tạng muốn cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tâm mình, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cuối cùng trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình. 

Chính vì Kinh Địa Tạng có nhiều tầng nghĩa sâu xa nên việc tụng kinh cũng cần phải chuyên tâm. Điều quan trọng khi tụng Kinh Địa Tạng là phải thể nhập được những ý nghĩa trong Kinh và ứng dụng, thực hành trong đời sống. Khi tụng Kinh Địa Tạng mà không phá trừ được kiêu mạn, không thực hành hạnh khiêm cung thì mất rất nhiều công đức.

Các Phật tử nên tụng Kinh Địa Tạng ở chùa thì sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bởi vì ở chùa có sự trang nghiêm, yên tĩnh. Khi đọc Kinh ta chú tâm hơn, không bị ngoại cảnh chi phối. Thêm nữa, khi tụng Kinh Địa Tạng ở chùa nếu có những chỗ không hiểu thì có chư Tăng giảng giải cho hiểu hơn. Tụng kinh ở nhà sẽ thiếu một trong ba hình tướng của Tam Bảo đó là chư Tăng.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

An Tâm "Xuống Tóc": Cùng Chọn Ngày Đẹp Cắt Tóc Theo Truyền Thống!

An Tâm "Xuống Tóc": Cùng Chọn Ngày Đẹp Cắt Tóc Theo Truyền Thống!

Lâm Huyền Cơ
Lâm Huyền Cơ 1 năm trước

Cắt tóc ngày nào tốt? Chọn ngày cắt tóc tốt giúp bạn tránh vận xui, kích tài lộc. Kiêng cắt tóc vào thời điểm nào? Nên cắt tóc vào ngày nào? Trong chuyên mục này XEM BOI TU VI chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những ngày tốt trong tháng nhằm giúp bạn có thể lựa chọn được ngày cắt tóc tốt, hợp phong thủy và mang lại nhiều may mắn.

Danh sách Trạng Nguyên VIỆT NAM

Danh sách Trạng Nguyên VIỆT NAM

Lâm Huyền Cơ
Lâm Huyền Cơ 1 năm trước

Trạng nguyên (chữ Hán: 狀元) là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa đình thời phong kiến ở Việt Nam của các triều nhà Lý, Trần, Lê, và Mạc, kể từ khi có danh hiệu Tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ tiến sĩ nói chung phải vượt qua 3 kỳ thi: thi hương, thi hội và thi đình.

Các Ngày Lễ Năm 2021

Các Ngày Lễ Năm 2021

Lâm Huyền Cơ
Lâm Huyền Cơ 1 năm trước

Tổng Hợp Ngày Lễ Năm 2021 và ý nghĩa của các ngày lễ của VIỆT NAM năm Tân Sửu 2021 MỚI NHẤT, sẽ rơi vào thứ mấy? Bao nhiêu ngày nữa thì sẽ tới những ngày lễ kỉ niệm này.