Tổng Hợp trọn bộ 42 câu hỏi về kỳ môn độn giáp hay gặp phải
- 41 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 27/09/2023
Tổng Hợp trọn bộ 42 câu hỏi về kỳ môn độn giáp hay gặp phải dành cho quý bạn đọc thích nghiên cứu chuyên sâu về thuật hóa giải, bốc quẻ dịch số vận mệnh theo trường phái kỳ môn độn giáp.
1. Kì môn độn giáp ra đời từ lúc nào?
Không có cách nào xác định được, theo những tư liệu lịch sử, triều đại nhà hán có một ít ghi chép, thời Ngụy Tấn là lúc thịnh hành nhất. Sau đó vẫn lưu truyền trong xã hội, nhưng đối tượng sự dụng chính và phương pháp phân tích đều nằm ở một số ít người ở thượng tầng xã hội nắm giữ. Dân gian chỉ lưu truyền một ít khung sườn cơ bản và một ít nền tảng đông tây. Nhưng khẳng định rằng đây là một nhánh phát triển riêng của chu dịch tượng số.
2. Chuyện về Hoàng Đế với Xi Vưu thì có liên quan gì đến kì môn độn giáp?
Dân tộc trung hoa có 4 thủy tổ, xi vưu lúc đó cũng là thủ lĩnh một bộ lạc. Đến thời xuân thu chiến quốc mới có tư tưởng bách gia nói về hoàng đế. Cũng chính là đề cao tính quyền uy học thuật của bản thân. Ở kì môn độn giáp thì hoàng đế có thể xem là giáp mộc ẩn độn ở trung ương mậu thổ, xi vưu ở phương tây là canh kim. Điểm này được sử dụng trong quân sự để phân ra 2 bên chủ khách.
Chủ soái tại trung cung, 8 phương là các kì, quẻ chu dịch lấy biến đối tư tưởng lấy thái cực là vật động, một hoa một thế giới, một lá một càn khôn (nhất hoa nhất thế giới, nhất điệp nhất càn khôn).
3. Cửu thiên huyền nữ cùng và lạc thư có quan hệ như thế nào?
Cửu thiên huyền nữ và lạc thư chỉ là việc nhân hóa mà thôi. Đó là một người có mình chim, đầu đội số 9 đạp 1, 2 4 là 2 vai, trái 3, phải 7, 6 8 là chân. Mình chim là cung ly chu tước. Trong phù chú được gọi là tứ trung ngũ hành, đó là cách vẽ giản đơn của cửu cung. Trong thần thoại truyền thuyết có một tên gọi là thiên bồng nguyên soái, cửu cung lấy khảm là thủy, kì tinh là thiên bồng, ngũ hành là thủy, động vật là con heo. Cũng là hóa thân của trư bát giới trong tây du kí. Ngụ ngôn là một cách người dân bình thường tiếp xúc được những tri thức này.
4. Hà đồ cùng với lạc thư
Vào thời xuân thu nói rằng “Hà dĩ thông càn xuất thiên bao, lạc dĩ lưu khôn thổ địa phù”. Hà đồ chủ thiên tượng, hình tròn. Số từ 1 tới 10 là rồng, nó đại biểu thời gian và không gian, ngũ hành, can chi, 4 mùa, tiết khí nên gọi là đồ. Còn số bát quái đại biểu cho hình thế, là đường đi vận động. Nên cổ nhân nói rằng “Hà đồ lạc thư tương vi kinh vĩ, bát quái cửu chương tương vi biểu lí”. Học giả Giang Vĩnh vào đời Thanh cho rằng hà đồ lạc thư là giai đoạn đầu sản sinh ra bát quái là tương đối chính xác.
5. Chuyển bàn với phi bàn khác nhau thế nào
Chuyển bàn thì người đời sau lưu truyền kì môn độn giáp không có giải thích gì về vấn đề này. Thiên bàn nhân bàn với trực phù trực sử gia vào địa bàn thời can làm cho tổng thể di chuyển. Trong chiêm bốc cùng sử dụng chuyển bàn dùng nhiều tiểu tượng nhiều phương một cách gượng ép. Phi bàn sử dụng qui tắc lấy 2 cung trực phù trực sử làm dụng thần, phân tích bát quái tượng theo cách cổ xưa, không dễ mất được bản chất.
6. Phương pháp bố cục kì môn
Kì môn có 3 phương pháp bố cục, đầu tiên là phép trí nhuận, phép sách bổ, phép không đặt nhuận.
Phép đặt nhuận là phép tương đối cổ xưa, được dùng phổ biến trong các ví dụ và đạt nhiều kết quảnghiệm chứng. Những phép khác tuy có lí luận hỗ trợ nhưng cũng là một cách làm khác lạ. Cũng không có khả năng ứng dụng thực tế. Kì môn nhật gia thì dùng phép sách bổ.
7. Quan hệ giữa kì môn và lịch pháp
Trong sử sách có ghi vào thời nhà Hạ gọi tháng giêng là tháng sửu, đến đời nhà Thương gọi là tháng dần, nhà Chu thì gọi là tháng tí. Kinh dịch phát triển vào đời nhà Chu, kì môn độn giáp là một phân chi của chu dịch. Cho nên lấy tháng tí làm đầu năm. Tạo nên điểm bắt đầu dương độn. Tí là đầu năm nhưng nó cũng có một đặc điểm khác là nó thể hiện nguyện vẹn sự tăng giảm biến hóa của bốn mùa trong 1 năm.
8. Kì môn và tượng thuật có quan hệ thế nào (tượng ở đây là biểu tượng)
Nói về việc chiêm bốc lấy tượng, tượng thuật kì môn phát nguyên từ chu dịch. Bốn bàn thiên địa nhân thần thêm can chi tạo thành phức tạp đa biến. Nhưng chỉ muốn tìm dụng thần tương quan để chiêm bốc lại là cực kì đơn giản. Thiên bàn cửu tinh, nhân bàn bát môn chỉ là biến thể của bát quái, tượng số phần lớn là thống nhất. Tôi có nhận định đối với tượng thuật là, nắm cơ sở lí luận luyện một cách thuộc lòng. Tượng thuật sẽ đúng vận mà sinh. Sự việc nhân gian là đa dạng, sách vở chỉ là tượng thuật của quẻ đơn. Tượng thuật của quẻ trùng chỉ có ở chiêm bốc trong linh cơ vận dụng, như ta có một ví dụ, sao thiên xung đến cung cấn số 8 là chỉ người ở bên ngoài bị tạm giam. Thiên xung thuộc chấn quái chủ động, cấn chỉ hành động bị hạn chế là tượng giam cầm. Có những người tự đại cùng tôi tham khảo kì môn, tôi nói với người đó căn bản không hiểu hết được chu dịch và kì môn, không biết ai lấy bát môn cộng với nhiều tượng thuật của quẻ mà tạo thành 1 câu hoàn chỉnh, cũng giống như đọc tiểu thuyết vậy.
9. Giáp độn ở chỗ nào
Giáp độn tại mậu, ngoài ra nó còn luận theo thời can. Hiện tại người yêu thích kì môn đều đi theo một sai lầm thế này. Lấy ngày giáp tuất dùng lục nghi kỉ, ngày giáp thân dùng lục nghi canh. Đây là nguyên nhân dụng thần không chuẩn. Phàm ngày lục giáp chỉ nằm ở mậu, bao gồm cả niêm mệnh của người hỏi nếu người đó có niên mệnh nằm ở lục giáp.
10. Dụng thần kì môn
Xem việc tĩnh thì lấy 2 cung trực phù trực sử cùng với niên mệnh người hỏi. Xem cách cục vượng suy ngũ hành để đưa ra quyết định. Xem việc động thì xem thiên bàn và địa bàn ở phương xảy ra sự việc xem nó tương sinh hay tương khắc. Thiên bàn khắc địa bàn thì phương đó có thể đòi nợ, đánh bắt.
11. Ứng kì trong kì môn
Đoán ứng kì trong kì môn chủ yếu xem dụng thần ở cung nào, lấy vượng suy để xem gần xa, lấy cách cục nghiệm can chi. Gặp xung thì lấy ngày xung làm ứng, gặp hợp thì lấy ngày hợp làm ứng kì, gặp hình thì lấy ngày hình là ứng kì. Lạc cung không vong lấy ngày điền thực là ứng kì. Việc vui thì lấy ngày sinh trợ làm ứng kì, việc hung lấy ngày khắc làm ứng kì. Chiêm số thì lấy cửu cung.
12. Như thế nào là lục giáp âm phù
Nhất âm nhất dương vi đạo, âm phù chỉ là hệ thống trực phù khác trong trong cửu cung, dương là sáng là chất, âm là ẩn là khí. Cùng quỉ thần tế luyện căn bản không có liên quan, nó chỉ là mộtphương thức cổ nhân mê hoặc người đời sau. Đó chỉ là một truyền thuyết càng truyền càng thần thánh, cổ kim không ai thành công. Quyết định cát hung ở ta nhưng lại bị nhân hóa quá nhiều.
13. Tam kì đắc sử là gì
Tam kì đắc sử là trực phù trên ất bính đinh là 3 giờ cát. Nó thuộc kì loại hình tìm cát. Người đời sau sử dụng lệch lạc nên không thấy được ứng dụng của nó. Trong đó lấy tuần giáp tí giờ bính dần hình thành cách thanh long hổi thủ là cách cục tốt nhất. Tuần giáp thân giờ bính tuất hình thành cách thái bạch nhập huỳnh là cách hung, tuần giáp tuất giờ ất hợi là tốt nhất, tuần giáp ngọ giờ ất mùi tạo thành cách bạch hổ xương cuồng là cách hung. Tuần giáp thìn giờ đinh mùi hình thành cách kì nghi tương hợp là cách tốt nhất. Tuần giáp dần giờ đinh tị tạo thành cách đằng xà yêu kiều.
14. Ngọc nữ thủ môn là gì
Cách ngọc nữ thủ môn là đang trong tuần thì trực sử gia lên địa chị của giờ có ất bính đinh tại cung đó, có đinh kì là tốt nhất nên gọi là ngọc nữ thủ môn. Hợp cho tổ chức tiệc, diễn xuất, mưu đồ bí mật, việc ngấm ngầm xấu xa thì cát.
15. Phục ngâm
Phục ngâm là trực phù hoắc trực sử quay về vị trí ban đầu nên gọi là phục ngâm. Trực sử bát môn phục ngâm tại giờ lục quí, trực sử cửu tinh phục ngâm tại lục nghi, tuần giáp tí phục ngâm tại giờ mậu thìn, tuần giáp tuất thì giở kỉ mão, tuần giáp thân giờ canh dần, tuần giáp ngọ giờ tân sửu, tuần giáp thìn giờ nhâm tí, tuần giáp dần giờ quí hợi. Khi chiêm gặp phục ngâm thời gian chủ xa, không gian chủ gần. Chiêm sự bên chủ bất động.
16. Phản ngâm
Phản ngâm là trực phù tinh môn đến cung đối xung gọi là phản ngâm. Khi chiêm là phản phục bất định, xuất hành không tốt, chỉ có mất đồ là tìm được. Mọi sự không tốt.
17. Lục nghi kích hình
Là lục giáp trực phù đến cung địa bàn bị hình nên gọi là lục nghi kích hình. Không phải là trực phù thời can, không phải là kích hình. Khi gặp lục nghi kích hình thì sự việc sẽ không phát triển chiều hướng tốt. Cổ nhân có câu:”Hình vi vưu cấp, tọa bất cập khởi”. Đây là lí luận căn bản của địa chi thời gian tương hình. Tí hình mão, giáp tí trực phù hình cung chấn số 3. Tuất hình mùi, giáp tuất trực phù hình tại cung khôn số 2. Thân hình dần, giáp thân trực phù hình tại cung cấn số 8. Ngọ hình ngọ, giáp ngọ trực phù hình tại cung li số 9. Thìn hình thìn, giáp thìn trực phù hình tại cung tốn số 4. Dần hình tị, giấp dần trực phù hình tại cung tốn số 4. Lục nghi kích hình còn phải tham khảo trực sử lâm cung, đoán cùng trực phù. Chủ việc trung gian không thuận.
18. Tam kì nhập mộ
Tam kì nhập mộ là thiên bàn ất bính là thời can nhập cửu cung nên gọi là tam kì nhập mộ. Nó là lí luận căn cứ thập can ngũ hành kí sinh ở 12 địa chi có các trạng thái sinh vượng. Ất, Bính đến cung càn số 6 là nhập mộ, Đinh vào cung cấn số 8 là nhập mộ. Khi gặp cái này làm việc chủ mưu đồ xấu, hữu thủy vô chung. Cầu người mà người không có hiệu lực, vật mất không tìm được.19. Thời can nhập mộ Là lục giáp tuần được đặt vào 6 thời can phối hợp thời chi thành nhập mộ nên gọi là thời can nhập mộ. Ngày ất, canh giờ đinh sửu, quí mùi của tuần giáp tuất. Tuần giáp thân giờ bính tuất. Ngày bính tân giờ kỉ sửu, nhâm thìn của tuần giáp ngọ. Tuần giáp ngọ giờ mậu tuất. Chiêm bệnh gặp cái này thì đại hung, việc cát hóa hư vô.
20. Ngũ bất ngộ thời
Ngũ bất ngộ thời trong mệnh lí gọi là thất sát. 10 can ở vị trí bị tương khắc. Kì môn độn giáp mỗi cục chỉ sử dụng 5 ngày, sẽ gặp 5 lần có can giờ khắc can ngày nên gọi ngũ bất ngộ thời. Ngày giáp giờ canh ngọ là xấu nhất. Ngày ất giờ tân tị, ngày bính giờ nhâm thìn, ngày đinh giờ quí mão, ngày mậu giờ giáp dần, ngày kỉ giờ ất sửu, ất hợi, ngày canh giờ bính tuất, ngày tân giờ đinh dậu, ngày nhâm giờ mậu thìn, ngày quí giờ kỉ mùi. Khi xem thấy cái này là hung mọi việc không thành. Gặp cát môn cũng không nói là cát.
21. Địa tư môn
Địa tư môn là hệ thống thần bàn lục nhâm. Đứng đầu là quí nhân, tiếp theo là đằng xà, chu tước, lục hợp, câu trần, thanh long, thiên không, bạch hổ, thái thường, huyền vũ, thái âm, thiên hậu. Mỗi ngày phân âm dương đi thuận nghịch, ngày giáp mậu canh ở sửu là dương quí, mùi là âm quí. Ngày ất kỉ tí là dương quí, thân là âm quí. Ngày bính đinh hợi là dương quí, mão là âm quí. Ngày tân thì ngọ là dương quí, dần là âm quí. Xem giờ dụng sự tại mão thìn tị ngọ mùi thân dùng dương quí nhân, dậu tuất hợi tí sửu dần dùng âm quí nhân. Lâm tại hợi tí sửu dần mão thìn gọi là bối thiên môn quí nhân thuận hành, tại tị ngọ mùi thân dậu tuất gọi là bối địa hộ quí nhân nghịch hành. Lục hợp, thái âm, thái thường lâm vào gọi là địa tư môn. Nói thực tế thì nó cũng có cùng 1 lí luận như thiên tam môn, chỉ là do ở bàn không giống nên tên gọi không giống. Lục hợp ở vị trí mão, thái âm ở vị trí mậu, thái thường ở vị trí mùi. Lục giáp xuyên nhâm dùng thứ này, thần bàn chủ nhân sự, khắc ứng là linh ứng nhất. Hội hợp kì môn nên làm được mọi việc.
22. Địa tứ hộ
Địa tứ hộ thuộc hệ thống 12 kiến tinh, ban đầu chủ yếu sử dụng trong trạch cát. Để tạo khác biệt cùng với quan hệ địa bàn, thiên bàn dùng 12 kiến tinh để thay thế. Tí là kiến, sửu là trừ, dần là mãn, mão là bình, thìn là định, tị là chấp, ngọ là phá, vị là nguy, thân là thành, dậu là thu, tuất là khai, hợi là bế. Mỗi tháng lấy ngày kiến để khởi kiến tinh, tháng giêng là tháng dần khởi kiến tinh, tháng 2 là mão lấy ngày mão khởi kiến tinh, các tháng khác tương tự thế. Dụng sự lấy thiên bàn kiến tinh gia vào thời chi nằm ở địa bàn, trừ ngụy đinh khai là địa tứ hộ. Nên phục kích binh lính, lập trại. Còn trừ ngụy đinh khai là thìn tuất sửu mùi là tứ khố của thổ biến thành, hành sự việc liên quan đến thổ.
23. Thái xung thiên mã
Thái xung thiên là chính là thiên tam môn một trong mão thái xung. Có khả năng là trong tam môn thái xung là linh nhất, cho nên gọi là thiên mã. Thái xung là dùng quân thời xưa, nên xuất binh báo thù, tuyết hận, đột phá vòng vây phá trận. Mão thuộc cung chấn, đó là tượng của lôi. Là nơi đế vương xuất ra, dương khí tụ tập chỗ đó. Đi như sét đánh địch không thể đỡ.24. Giờ ngũ dương và giờ ngũ âm Giáp ất bính đinh mậu là 5 giờ dương, kỉ canh tân nhâm quí là 5 giờ âm. Giờ ngũ dương tam kì bên trong, là thiện thần của thập can, cần chủ động hành sự, lấy thiên bàn là dùng cho khách. Giờ ngũ âm là ác thần của thập can, không nên hành động, lấy địa bàn là chủ.
25. Thiên địa nhân tam độn
Cần làm rõ về cách đại biểu cát hung. Thiên địa nhân, tam độn này thuộc phạm vi cát cách. Là 4 bàn thiên địa nhân thần tại không gian phối hợp kết quả. Thiên bàn bính kì, nhân bàn sinh môn, địa bàn đinh kì hợp ở nơi nào thì chỗ đó là thiên độn. Thiên bàn ất kì, nhân bàn khai môn, địa bàn là kỉ hợp ở phương nào thì chỗ đó là địa độn. Nhân bàn hưu môn, địa bàn đinh kì, thần bàn thái âm hợp ở phương nào thì chỗ đó là nhân độn. Tại không gian hình thành tam độn, được sử dụng trong kì môn. Kị thiên bàn nhập mộ, nhân bàn bát môn bị bách phản chủ việc cát không thành, mưu sự không được. Trong chiêm bốc thì đây là tốt, tại đó có niên mệnh của người nào đó thì chủ gan lớn có mưu lược. Nếu gặp dụng thần canh thì vui mừng gấp đôi.
26. Tam trá
Tam trá là một dạng cách cục, dùng các thần làm chủ. Thiên bàn ất, bính, đinh, nhân bàn khai, hưu, sinh là 3 cửa cát, có thần thái âm là chân trá. Nên kết hôn, đi xa, cầu tài, giao dịch đại lợi. Thiên bàn ất bính đinh, nhân bàn khai hưu sinh, có thần cửu địa là trọng trá. Nên tiếp khách, cầu tài, nhậm chức đều cát. Thiên bàn ất bính đinh, nhân bàn khai hưu sinh có thần lục hợp là hưu trá. Nên mở tiệc, môi giới, hôn nhân đều cát.
27. Ngũ giả
Tam trá là biến thể của tam giả, có đối lập một tí, nhất định việc giả dối mà đi, lại vừa được cát. Thiên bàn tam kì ất bính đinh, nhân bàn cảnh môn, địa bàn cửu thiên gọi là thiên giả. Nên tiến chức, đi thi, phát biểu ý kiến, giải quyết kiện cáo. Thiên bàn đinh kỉ quí, nhân bàn đỗ môn, địa bàn cửu địa, thái âm, lục hợp là địa giả. Cửu địa nên chôn giấu, thái âm nên thám thính, lục hợp nên chạy trốn. Thiên bàn lục nhâm, nhân bàn kinh môn, địa bàn cửu thiên gọi là nhân giả. Nên bắt đào phạm. Thiên bàn đinh kỉ quí, nhân bàn thương môn, địa bàn cửu địa lục hợp gọi là thần giả. Cửu địa nên mai táng, lục hợp nên cầu khẩn. Thiên bàn đinh kỉ quí, nhân bàn tử môn, địa bàn cửu địa gọi là quỉ giả. Nên đưa tang, mai táng.
28. Canh bính cách
Trung quốc cổ đại có quan điểm tứ thời ngũ phương, giáp ất phương đông là mùa xuân, tứ tượng thuộc thanh long, ngũ tinh là sao mộc. Bính đinh phương nam chủ mùa hè, tứ tượng thuộc chu tước, ngũ tinh là sao hỏa. Mậu kỉ trung tâm, thuộc tứ quí, ngũ tinh là sao thổ. Canh tân phương tây chủ mùa thu, tứ tượng thuộc bạch hổ, ngũ tinh là thái bạch. Nhâm quí phương bắc, mùa đông, tứ tượng thuộc huyền vũ, ngũ tinh là thần tinh. Canh kim trong kì môn độn giáp là đại hung sát, cho nên đều là hung cách, nếu gặp bính kì đồng cung thì hung sát càng mạnh. Thiên bàn canh trên địa bàn bính gọi là cách thái bạch nhập huỳnh. Canh kị canh kim cùng với bính hỏa là trực phù thời can. Chủ phương chiêm đoán kẻ trộm tất tới, chủ khách không tìm thấy lợi. Mọi sự đều hung. Họa chỉ phát ở phương tây và nam. Thiên bàn bínhtrên địa bàn canh là cách huỳnh nhập thái bạch. Chủ phương chiêm đoán kẻ trộm đến mà tự đi, mọi việc không có lợi. Mọi việc đều không cát.
29. Tứ hung cách
Tứ hung cách là trong không gian thiên địa bàn phối hợp hình thành cách cục riêng, thiên bàn ất mộc trên địa bàn tân kim gọi là thanh long đào tẩu. Chủ trốn mất không thể tìm. Thiên bàn tân trên địa bàn ất là bạch hổ xương cuồng. Chủ đi đưởng bị chết, đi xa đại hung. Thiên bàn đinh hỏa trên địa bàn quí thủy là chu tước đầu giang. Chủ tin tức không thông, kiện tụng thất bại. Duy chỉ có tiếng kêu cháy, không cần tới lửa cũng tự tắt. Thiên bàn quí thủy trên địa bàn đinh hỏa là đằng xà yêu kiều. Chủ cãi nhau tại tòa, phàm thuộc tứ hung cách ở phương nào thì nơi đó không làm được việc gì, sử dụng là thấy hung nguy. Trong chiêm bốc không dùng dụng thần điền thực, chủ bách sự phá bại không tốt. Lấy ngày là ta, tháng là anh em, năm là cha mẹ.
30. Phi cung cách và phục cung cách.
Thiên bàn là lục giáp trực phù, địa bàn là lục canh gọi là phi cung cách. Thời gian này đại kị là khách, phương hướng phát triển sự việc không được tốt. Thiên bàn lục canh trên địa bàn lục giáp trực phù là phục cung cách. Lúc này này khách có ưu thế, là chủ phá tài. Mưu sự không thành.
31. Phi can và phục can cách
Thiên bàn là nhật can trên địa bàn là can canh là phi cung cách. Ngày ất với canh hợp nhau nên không kị, cần đề phòng tai họa do mình gây ra. Ứng việc chủ gần hoặc trong ngày hoặc ngày lục canh. Thiên bàn canh trên địa bàn là can ngày gọi là phục cung cách. Chủ tai họa từ bên ngoài, không nên mưu việc.
32. Niên cách
Thiên bàn là canh còn địa bàn là thiên can năm hiện tại gọi là niên cách. Chiêm đoán thì trong 1 năm không được thuận hoặc cha mẹ có bệnh. Tai họa ứng trong năm sẽ phát sinh. Hoặc xem niên cách cung nào để định tháng ứng, như nằm cung tốn là tháng thìn tị, cung ly thì tháng ngọ, các tháng thế tương tự.
33. Nguyệt cách
Thiên bàn canh trên địa bàn là can tháng hiện tại. Chiêm chủ trong tháng không được thuận hoặc anh em có tai họa. Hung ứng trong 1 tháng sẽ phát sinh. Hoặc lấy cung đó để đoán dụng kì.
34. Long điểu cách
Thiên bàn là mậu trên địa bàn bính gọi là thanh long hồi thủ. Giáp là thanh long ẩn tại mậu lấy giáp tí tuần giờ bính dần là tốt nhất. Thiên bàn bính trên địa bàn mậu là cách phi điểu điệt huyệt. Bính gọi là chu tước do giáp mộc sinh ra. Gặp cách này tại giờ đó tuy không cát môn nhưng mọi sự vẫn thành. Mọi sự không kị. Không nên nhập mộ, bách. Vì binh gia là quí cách. Lí luận này bắt nguồn từ giáp mộc thuộc quí nhân trực phù sợ canh kim tương khắc, mà bính hỏa là do giáp mộc sinh ra, có thể khắc canh kim. Phương nào có cách này thì có quí nhân tương trợ, tiểu nhân né xa.
35. Bát môn sở chủ
Bát môn trong trung gian là nhân bàn là một biến thế của địa bàn. Bát môn thuộc xuất nhập. Việc nhân gian có nhiều loại, hỉ kị không giống nhau, nên không thể uổng phí. Khai hưu sinh là 3 cửa cát, mọi việc có thể thành. Lấy khai môn nên đi xa, khai trương, gặp quí nhân. Hưu môn nên hôn nhân, sinh môn nên buôn bán, cầu tài, trồng trọt. Thương môn nên săn thú, vây bắt. Đỗ môn nên chôn dấu, ẩn nấp. Cảnh môn nên lên lớp giảng bài, đưa ra ý kiến, trần tình, mở tiệc, diễn xuất. Tử môn nên phúng viếng, mai táng. Kinh môn nên bắt trộm, kiện tụng.
36. Âm dương của cửu tinh
Cửu tinh trên thiên bàn cũng là biến thể của địa bàn. Thêm một sao ở trung cũng nữa đó là sao thiên cầm. Nhưng nó cùng địa bàn bát quái càn thống tam nam, khôn thống tam nữ nên âm dương không giống nhau. Chủ yếu là căn cứ theo bố cục tiết khí. Lấy dương độn là 4 quẻ khí, cung khảm là thiên bồng, cung cấn thiên nhậm, cung chấn sao thiên xung, cung tốn thiên phụ là dương tinh. Lấy âm độn là 4 quẻ khí, cung ly sao thiên anh, cung khôn sao thiên nhuế, cung đoài sao thiên trụ, cung càn sao thiên tâm là âm tinh. Trung cung sao thiên cầm là thái cực, nửa âm nửa dương.
37. Cát hung cửu tinh
Cửu tinh tự thân hiện ra tượng tin tức tượng thuật. Thiên bồng là đại hung là thủy tinh, thu đông cát, xuân hạ hung. Quản việc kiện tụng, tranh đấu. Thiên nhuế là đại hung thổ tinh chủ việc học tập, kết giao. Thiên xung là tiểu cát mộc tinh chủ việc xuất sư, trả thù. Thiên phụ là đại cát mộc tinh, chủ việc đi xa, xây dựng. Thiên cầm là đại cát thổ tinh chủ việc mở cửa hàng, kinh doanh. Sao thiên tâm là đại cát kim tinh, chủ về bác sĩ, chữa bệnh. Thiên trụ là tiểu hung kim tinh, chủ việc tàng ẩn, trốn tránh. Thiên nhậm là tiểu cát thổ tinh, chủ việc cầu tài, thờ cúng. Thiên anh là tiểu hung hỏa tinh, chủ tiệc tùng, thư tín. (đây chỉ là một phần tổng thể của các sao, cần phải linh động để dùng, không nên cứng nhắc.)
38. Ngũ hành cửu tinh
Cửu tinh đồng bộ cùng với bát quái. Cung khảm sao Thiên bồng thuộc thủy, cung khôn sao thiên nhuế thuộc thổ, cung chấn sao thiên xung thuộc mộc, cung tốn sao thiên phụ thuộc mộc, trung cung thiên cầm thuộc đất, cung càn thiên cầm thuộc kim, cung đoài trụ trời thuộc kim, cung cấn thiên nhâm thuộc đất, cung ly thiên anh thuộc hỏa.
39. Cấp tắc theo thần
Thần là lục giáp trực phù. Trong tình huống cấp bách, 8 phương không thể xuất (cát môn lâm mộ bách phản ngâm). Giờ ngũ dương theo phương có thiên bàn trực phù mà đi, giờ ngũ âm thì đi theo địa bàn trực phù sẽ được cát tường.
40. Bách chế hòa nghĩa của bát môn.
Bát môn bách chế hòa nghĩa là bát môn sinh khắc khi đến cung. Môn khắc cung là xấu nhất gọi là bách. Cung khắc môn là chế. Bát môn chủ xuất nhập, gặp khắc tạo thành sự không hòa hợp với cửu cung nên là hung. Cát môn thì giảm cát, gặp hung môn thì càng hung. Gặp ngũ hành bát môn sinh ngũ hành của cung gọi là hòa, ngũ hành cửu cung sinh ngũ hành của môn gọi là nghĩa. Có cát môn là cát, hung môn thì không hung.
41. Cấm kị truyền thừa
Kì môn độn giáp là một nhánh phát triển của chu dịch. Có 2 phương diện, một là chiêm đoán, hai là dùng lợi thế. Trong chiêm bốc kết hợp với tiết khí linh nghiệm như thần, không thuật nào sánh bằng. Trong việc dùng lợi thế, phát huy tính năng động chủ quan của con người, mượn trời đất để mưu việc mình, để làm việc hiệu quả hơn. Nhưng đó là một phương pháp mà ta có thể nắm giữ. Thiên đạo trợ thuận, nếu người quân tử sử dụng thì không được trái đạo đức. Nếu tiểu nhân sử dụng sẽ làm nguy hại xã hội, cổ nhân tư tưởng thuần phác nên nó là phương pháp bí mật không truyền.
42. Chân nhân bế lục mậu
Chân nhân bế lục mậu là phép trong lục nhâm. Độn giáp, lục nhâm tương thông. Giáp độn tại mậu.
Gọi là chân nhân bế lục mậu.