Tìm hiểu về Bát nhã ba la mật đa tâm kinh 21 biến

  • Viết bởi: Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.
  • 24 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 27/09/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Tìm hiểu về Bát nhã ba la mật đa tâm kinh 21 biến - Bát Nhã Tâm Kinh (tiếng Anh: Heart Sutra – tiếng Phạn: Prajnaparamita Hrdaya) hay còn được biết với tên gọi Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Tìm hiểu về Bát nhã ba la mật đa tâm kinh 21 biến - Bát Nhã Tâm Kinh (tiếng Anh: Heart Sutra – tiếng Phạn: Prajnaparamita Hrdaya) hay còn được biết với tên gọi Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Là một văn bản nổi tiếng nhất của Đạo Phật Đại Thừa, được coi là sự chưng cất tinh khiết của trí tuệ (prajna). Bát Nhã Tâm Kinh cũng là một trong số những kinh điển ngắn nhất nhưng vô cùng quan trọng trong Phật giáo.

Nhẫn Bát Nhã Tâm Kinh Có Nguồn Gốc Như Thế Nào?

Bát Nhã Tâm Kinh là một phần quan trọng của Đại Bát Nhã, bộ sưu tập khoảng 40 kinh điển Phật giáo từ năm 100 TCN đến 500 SCN. Nguồn gốc chính xác của Tâm Kinh vẫn còn là một dấu hỏi. Theo Red Pine, bản ghi sớm nhất là một bản dịch tiếng Trung từ Phạn ngữ do nhà sư Chih-ch’ien dịch vào khoảng thế kỷ thế 2 SCN.

Vào thế kỷ thứ 8, bản dịch xuất hiện thêm một bài giới thiệu và kết luận. Phiên bản dài hơn này được chấp nhận bởi Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên, Trong Thiền Tông và các trường phái Đại Thừa khác có nguồn gốc ở Trung Quốc, phiên bản ngắn thì phổ biến hơn.

Mở rộng định dạng mới này đến giới hạn hợp lý của nó, trường phái Mật tông Phật giáo (Phật giáo Kim Cương Thừa), phát triển phiên bản ngắn nhất trong tất cả văn bản Bát Nhã Tâm Kinh, một tác phẩm có tên “Sự hoàn hảo của trí tuệ“.

tim-hieu-ve-bat-nha-ba-la-mat-da-tam-kinh-21-bien

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật (Diamond Sutra) là một phiên bản khác của Bát Nhã Tâm Kinh, nó được lưu truyền rộng rãi ở vùng Đông Á và được biết với tên gọi ngắn hơn là Kinh Kim Cang hay Kinh Kim Cương.

Không có nghi ngờ gì về Bát Nhã Tâm Kinh, một kinh điển được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết truyền thống Phật giáo Đại Thừa, phát triển ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Mông Cổ, Bhutan, Trung Quốc, một phần của Ấn Độ và Nepal. Gần đây, nó cũng phát triển ở Châu Mỹ và Châu Âu.

Nhiều người đã nói nhiều điều khác nhau về Bát Nhã Tâm Kinh, nó là gì, có phải nó là trái tim của sự khôn ngoan, một tuyên bố về sự thật là như thế nào, giáo huấn chính của Đại Thừa, sự cô đặc tinh tuý của tất cả các kinh điển Phật giáo, hoặc một lời giải thích của Tánh Không!

Ý Nghĩa Và Công Dụng Của Nhẫn Bát Nhã Tâm Kinh Như Thế Nào?

Ý nghĩa Nhẫn Bát Nhã Tâm Kinh thực sự là gì? sau đây là một số ý nghĩa tiêu biểu về loại nhẫn phong thủy bát nhã tâm kinh này:

Nhẫn xoay bát nhã tâm kinh giúp Vạn Sự Hanh Thông

Công Việc thuận lợi, mua may bán đắt

Cầu tài lộc như ý

Những ai đeo nhẫn xoay bát nhã tâm kinh trong lòng luôn cảm thấy an nhiên, tâm hồn thanh tịnh, từ đó mọi buồn phiền cũng tự dưng tan biến khiến công việc thuận lợi hơn.

Ngoài ra, chiếc nhẫn bát nhã tâm kinh này còn dùng làm đồ trang sức rất đẹp, và quý giá bởi được mạ vàng trên chiếc nhẫn
Trên nhẫn còn khắc bộ BÁT NHÃ TÂM KINH thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa trang sức và tâm kinh, bộ kinh này giúp con người trở nên tĩnh lặng tâm hồn, an lạc trong cuộc sống từ đó tất cả mọi quyết định, phán đoán trong làm ăn cũng như đối nhân xử thế được hài hòa và sáng suốt hơn.

Chữ Vạn (卍) Khắc Trên Nhẫn Có Ý Nghĩa Gì ?

Chữ vạn (卍) là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật.

Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Phật.

Ở chính giữa ngực là tượng trưng cho lý Trung Đạo, không kẹt hai bên, vượt ngoài đối đãi.

Hình chữ Vạn (卍) vốn là dấu hiệu biểu thị sự tốt lành ở Ấn Độ thời xưa.

Ngoài Ấn Độ thì Ba Tư, Hy Lạp đều có phù hiệu này, thông thường được xem là tượng trưng cho mặt trời, ánh chớp, lửa, nước chảy.

Chỉ có duy nhất một câu Thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh nhưng dường như mỗi người lại có cách hiểu khác nhau nhưng đều dựa vào tính Không.

Trọn bộ Kinh Bát Nhã mà ngài Pháp sư Huyền Trang dịch có 600 cuốn, chỉ có một thần chú mà Phật tử Việt Nam thường đọc là:

Bát Nhã Tâm Kinh (tiếng Anh: Heart Sutra – tiếng Phạn: Prajnaparamita Hrdaya) hay còn được biết với tên gọi Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Là một văn bản nổi tiếng nhất của Đạo Phật Đại Thừa, được coi là sự chưng cất tinh khiết của trí tuệ (prajna). Bát Nhã Tâm Kinh cũng là một trong số những kinh điển ngắn nhất nhưng vô cùng quan trọng trong Phật giáo.

Bản dịch :

Khi hành Bát Nhã Ba La Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng Thấy ra năm uẩn đều Không Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua Nầy Xá Lợi Tử xét ra Không là sắc đó, sắc là không đây Sắc cùng không chẳng khác sai Không cùng sắc vẫn sánh tài như nhau Thụ, tưởng, hành, thức uẩn nào, Cũng như sắc uẩn, một màu không không Nầy Xá Lợi Tử ghi lòng Không không tướng ấy, đều không tướng hình Không tăng giảm, không trược thanh Cũng không diệt, cũng không sanh pháp đồng Vậy nên trong cái chơn không Vốn không năm uẩn, cũng không sáu trần Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân Vị, hương, xúc, pháp, cùng phần sắc, thinh Từ không giới hạn mắt nhìn Đến không ý thức, vô minh cũng đồng Hết vô minh, cũng vẫn không Hết già, hết chết, cũng không có gì Không khổ, tập, diệt, đạo kia Trí huệ chứng đắc cũng là không không Sở thành, sở đắc bởi không Các vị Bồ Tát nương tùng huệ năng Tâm không còn chút ngại ngăn Nên không còn chút băn khoăn sợ gì Đảo điên mộng tưởng xa lìa Niết Bàn mới đến bên kia bến bờ Ba đời chư Phật sau, xưa Đắc thành Chánh Giác cũng nhờ huệ năngTrí huệ năng lực vô ngần Đại Minh vô thượng, Đại Thần cao siêu Trí huệ năng lực có nhiều Thật là thần chú trừ tiêu não phiền Trí huệ năng lực vô biên Dẫn đường giải thoát qua bên giác ngàn Liền theo lời chú thuyết rằng:Độ tha giác ngộ khắp trần chúng sanh.Yết đế, yết đếBa la yết đế Ba la tăng yết đế Bồ đề Tát bà ha

tim-hieu-ve-bat-nha-ba-la-mat-da-tam-kinh-21-bien

Như vầy một lần tôi nghe:

Thế Tôn ở thành Vương Xá trên đỉnh Linh Thứu sơn cùng với đại Tăng đoàn và nhiều chư Bồ-tát, vào thời điểm đó, Thế Tôn đã đang nhập chính định về các Pháp giới phân biệt gọi là Cảnh giới trình hiện thậm thâm. Cũng chính tại thời điểm đó, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát, một đại thiện tri thức, thực hành thâm diệu Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, ngài thấy được ngay cả năm uẩn cũng[2] đều thiếu vắng tự tính. Sau đó, thông qua năng lực gia trì của Đức Phật, tôn giả Xá-lợi-phất thông bạch với thánh giả Bồ-tát Quán Tự Tại rằng: “Thiện nam tử nên phát tâm rèn luyện thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào?”.

Khi điều này được hỏi, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát đáp lời tôn giả Xá-lợi-phất rằng: “Này Xá-lợi-phất! Các thiện Nam tử, thiện nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy như sau. Họ nên soi thấy đúng đắn, xuyên suốt và tái lặp là đến cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng về tự tính. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không [hoạt hành] chẳng khác chi sắc, sắc [hoạt hành] cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành thức thảy đều là Không.
Xá-lợi-phất, bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không – thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.

Cho nên, Xá-lợi-phất, trong Không, không có sắc, không thụ, không tưởng, không hành, không thức; không có nhãn, không nhĩ, không tỷ, không thiệt, không thân, không ý; không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp.

Không có nhãn giới và vân vân cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh cũng không có diệt hết vô minh, và vân vân cho đến không có già, chết cũng không có diệt hết già chết. Không có khổ, tập, diệt đạo. Không có trí tuệ, không có chứng đắc, cũng không có không chứng đắc.

Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm, đạt cứu cánh niết-bàn.

Tất cả chư Phật, an trụ trong tam thế tỉnh thức viên mãn và thấu suốt, cũng y theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được vô thượng, chính đẳng, chính giác.

Do vậy, phải biết được rằng chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa – vốn là đại tri chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là ngang bằng với vô đẳng chú, diệt trừ được mọi khổ não – là chân thật vì nó không sai sót. Chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa được tuyên thuyết như sau:

tadyatha – gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!

(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ)

Này Xá-lợi-phất, bằng cách này, các vị đại Bồ-tát nên hành trì trong Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu.”

Sau đó, Thế Tôn xuất khỏi chính định và tán dương Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát rằng: “Lành Thay!”

Ngài nói: “Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, Đúng là vậy. Phải nên hành trì Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu như cách ông nói. Ngay cả các Như Lai cũng đều hoan hỷ!”

Thế tôn nói xong, tôn giả Xá-lợi-phất, Quán Tự Tại Bồ-tát, toàn thể đoàn tùy tùng chung quanh, và giới chúng sinh bao gồm trời, người, a-tu-la, và càn-thát-bà đều hoan hỷ và tán thán điều Thế Tôn dạy.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Khám Phá Tri Thức Đằng Sau Những Con Số

Khám Phá Tri Thức Đằng Sau Những Con Số

Lâm Huyền Cơ
Lâm Huyền Cơ 1 năm trước

Thần Số Học - Khám Phá Tri Thức Đằng Sau Những Con Số Thần Số Học là việc nghiên cứu ý nghĩa, biểu tượng của các con số và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người. Là sự khám phá tri thức, tính kết nối giữa những con số với con người, sự kiện trên thế giới và cuộc sống đời thường nói chung.

Quỷ Dạ Xoa nguồn gốc và hình tướng

Quỷ Dạ Xoa nguồn gốc và hình tướng

Lâm Huyền Cơ
Lâm Huyền Cơ 1 năm trước

Trên cửa miệng, hàng ngày, chúng ta thường nghe nói đến cụm từ “quỷ Dạ Xoa” trong các cuộc khẩu chiến. Lại nữa, thế nhân cũng có thêm cụm từ “bà chằn”, “bà La Sát”... Phổ biến là vậy nhưng nguồn gốc và hình tướng của Dạ Xoa, La Sát lại rất mơ hồ. Ở bài viết này xin truy cứu đôi điều về “quỷ Dạ Xoa”. Và La Sát sẽ đề cập trong một dịp khác.

STT câu nói hay về tình yêu buồn, tan vỡ, hạnh phúc

STT câu nói hay về tình yêu buồn, tan vỡ, hạnh phúc

Lâm Huyền Cơ
Lâm Huyền Cơ 1 năm trước

Top 15OO+ STT câu nói hay về tình yêu buồn, tan vỡ, hạnh phúc, gồm những stt hay về tình yêu buồn, tình yêu hạnh phúc, tình yêu đơn phương, tình tan vỡ chia ly... sâu sắc và dễ dàng chạm tới trái tim người đọc.