Hướng dẫn cách cải vận cho người mệnh khuyết

  • Viết bởi: Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.
  • 83 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 27/09/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Tính vượng suy của ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) trong Tứ trụ đóng vai trò quyết định chủ sự thuộc Bát tự mệnh khuyết (nhược) hay vượng. Theo đó, thân nhược thường thiên về đặc tính yếu, chìm, ẩn nhưng chỉ cần bổ sung thích hợp sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp.

Tính vượng suy của ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) trong Tứ trụ đóng vai trò quyết định chủ sự thuộc Bát tự mệnh khuyết (nhược) hay vượng. Theo đó, thân nhược thường thiên về đặc tính yếu, chìm, ẩn nhưng chỉ cần bổ sung thích hợp sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp.

Hướng dẫn cách cải vận cho người mệnh khuyết

Bát tự mệnh khuyết là gì?

át tự mệnh khuyết (hay còn gọi là thân nhược) là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ) và thường dùng để chỉ người có một ngũ hành nào đó quá suy so với 4 hành còn lại, gây mất cân bằng chân mệnh.

Nếu tổng ngũ hành của Tứ trụ là 100% thì mệnh cục cân bằng khi mỗi hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chiếm 20%. Như vậy, một người được gọi là Bát tự mệnh khuyết có nghĩa là một trong năm hành chiếm dưới 20% trong tổng ngũ hành Tứ trụ. Ví dụ, Bát tự khuyết Thủy tức là hành Thủy yếu (chiếm tỷ lệ ít) hơn so với Kim, Mộc, Hỏa, Thổ.

Ảnh hưởng của người mệnh vượng trong đời sống?

heo cuốn “Dự đoán theo Tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa, bản mệnh mỗi người đều có ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với tỷ lệ khác nhau được tính dựa theo Tứ trụ giờ, ngày, tháng, năm sinh. Mỗi hành lại mang ý nghĩa, đặc điểm riêng và gây tác động trực tiếp đến từng khía cạnh cuộc sống bao gồm: tính cách, công việc, sức khỏe, tình duyên, gia đạo,… Cụ thể như sau:

Hành Kim chủ về Nghĩa, thể hiện sự cương trực, quyết đoán. Nếu Kim quá suy sẽ dẫn tới tính tình thiếu quyết đoán, cứng nhắc, không đủ lý trí, dễ từ bỏ, thiếu sự sắc sảo, tinh tế.

Hành Mộc thường chủ về Nhân, thể hiện sự ôn hòa, thẳng thắn. Nếu Mộc yếu thường có ý chí kém, thiếu nghị lực, gặp khó là nản, hay hấp tấp vội vàng, dễ buông xuôi, dễ mất phương hướng.

Hành Thủy thường chủ về Trí, thể hiện sự thông minh, sáng tạo. Nếu Thủy quá suy sẽ khiến tư duy chậm chạp, trí nhớ kém, tính tình nhát gan, thiếu cẩn thận, hay qua loa, dễ buông xuôi.

Hành Hỏa thường chủ về Lễ, thể hiện sự dũng cảm, kiên cường. Nếu Hỏa quá yếu sẽ dẫn tới tính tình thiếu quyết đoán, nhút nhát, chậm chạp, thiếu sức sống, nhiệt huyết, hay ghen tị.

Hành Thổ thường chủ về Tín, thể hiện sự chân thành, bất tín. Nếu Thổ quá suy bản mệnh khó ổn định, vững vàng. Tính tình dễ bị lung lay, hay thay đổi, do dự, tự ti, bảo thủ.

phuong-phap-cai-van-cho-nguoi-menh-khuyet

Có thể thấy sự mất cân bằng ở ngũ hành chân mệnh nói chung, Bát tự mệnh khuyết dễ khiến tính cách con người trở nên tiêu cực, thu hút vận xui trong cuộc sống, đồng thời gây ra những khổ đau, rủi ro về bệnh tật, tai họa. Cho nên để cải vận cho người mệnh khuyết tốt nhất là tìm cách cân bằng chân mệnh. Bởi ở trạng thái đó sẽ giúp con người khỏe mạnh, trí vững tâm an, tự tin, sáng suốt, luôn dồi dào năng lượng, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.

Cách cải vận cho người mệnh khuyết

Hiện nay có rất nhiều phương pháp cải vận cho người mệnh khuyết nhưng phổ biến nhất chính là dùng Dụng thần hoặc Hỷ thần. Đây là hai khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ) và được dùng chủ yếu trong trường hợp cân bằng ngũ hành chân mệnh, cải vận bổ khuyết.

Theo đó, dựa vào xem xét các mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Từ đó, tính ra độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì. Khi nắm rõ điều này sẽ tìm ra Dụng thần và Hỷ thần thích hợp để cân bằng chân mệnh.

Mặt khác, cải vận theo Dụng thần hoặc Hỷ thần được coi là một cách hữu hiệu giúp điều chỉnh vận mệnh con người thuận theo tự nhiên mà không lo gây ảnh hưởng đến việc hợp hóa hay sinh ra Kỵ thần.

phuong-phap-cai-van-cho-nguoi-menh-khuyet.

Dưới đây là cách cải vận chi tiết cho từng Bát tự mệnh khuyết.

Cải vận cho Bát tự khuyết Kim

Bát tự khuyết Kim hay còn gọi là thân nhược Kim thường dùng để chỉ người có hành Kim quá suy so với 4 hành còn lại, gây ra mất cân bằng chân mệnh. Trong phong thủy, cải vận cho người khuyết Kim thường theo 2 cách sau:

Cách 1: theo Dụng thần Kim. Bởi Dụng thần Kim sẽ giúp tăng hành Kim trong thân nhược Kim, từ đó cân bằng ngũ hành chân mệnh.

Cách 2: theo Hỷ thần Thổ. Do Thổ sinh Kim nên Hỷ thần Thổ sẽ tăng hành Kim trong Bát tự khuyết Kim giúp trung hòa mệnh cục.

Cải vận cho Bát tự khuyết Mộc

Bát tự khuyết Mộc (còn gọi là thân nhược Mộc) là một khái niệm dùng để miêu tả người có hành Mộc quá yếu, khiến ngũ hành chân mệnh mất cân bằng. Trong phong thủy có 2 cách phổ biến dùng để cải vận cho người khuyết Mộc, đó là:

Cách1: theo Dụng thần Mộc. Vì Dụng thần Mộc sẽ trực tiếp hỗ trợ tăng thân nhược Mộc, từ đó đưa ngũ hành chân mệnh trở lại trạng thái hài hòa.

Cách 2: theo Hỷ thần Thủy. Do Thủy sinh Mộc nên Hỷ thần Thủy sẽ giúp tăng hành Mộc trong Bát tự khuyết Mộc, để mệnh cục cân bằng.

Cải vận cho Bát tự khuyết Thủy

Bát tự khuyết Thủy (tên khác là thân nhược Thủy) là một thuật ngữ dùng để chỉ người có hành Thủy quá suy so với 4 hành còn lại, khiến chân mệnh mất cân bằng. Để thay đổi vận hạn, người khuyết Thủy thường áp dụng theo 2 cách sau:

Cách 1: theo Dụng thần Thủy. Bởi Dụng thần Thủy sẽ giúp tăng hành Thủy cho thân nhược giúp ngũ hành chân mệnh cân bằng.

Cách 2: theo Hỷ thần Kim. Do Kim sinh Thủy nên Hỷ thần Kim sẽ làm tăng hành Thủy trong Bát tự khuyết Thủy, từ đó trung hòa mệnh cục.

Cải vận cho Bát tự khuyết Hỏa

Bát tự khuyết Hỏa (còn gọi là thân nhược Hỏa) là một khái niệm dùng để chỉ người mang hành Hỏa quá suy so với 4 hành khác, gây mất cân bằng ngũ hành chân mệnh. Trong phong thủy, cải vận cho người khuyết Hỏa thường áp dụng theo 2 cách sau:

Cách 1: theo Dụng thần Hỏa. Thiếu gì thì bổ đó, Dụng thần Hỏa sẽ giúp tăng hành Hỏa để ngũ hành chân mệnh của người khuyết Hỏa hài hòa.

Cách 2: theo Hỷ thần Mộc. Do Mộc sinh Hỏa nên Hỷ thần Mộc cũng sẽ giúp tăng hành Hỏa cho Bát tự khuyết Hỏa, từ đó trung hòa mệnh cục.

Cải vận cho Bát tự khuyết Thổ

Bát tự khuyết Thổ (tên khác là thân nhược Thổ) là một thuật ngữ thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ) và dùng để chỉ người mang hành Thổ quá suy, dẫn tới ngũ hành chân mệnh không hài hòa. Trong phong thủy, cải vận cho người khuyết Thổ thường áp dụng theo 2 cách phổ biến sau:

Cách 1: theo Dụng thần Thổ. Đây là cách trực tiếp tăng hành Thổ để ngũ hành chân mệnh của người khuyết Thổ về trạng thái cân bằng.

Cách 2: theo Hỷ thần Hỏa. Bởi Hỏa sinh Thổ nên Hỷ thần Hỏa sẽ làm tăng hành Thổ cho Bát tự khuyết Thổ, từ đó trung hòa mệnh cục.

Phương pháp xác định Bát tự mệnh khuyết

Trong bộ môn Bát tự (Tứ trụ), muốn xác định Bát tự khuyết hay vượng ngũ hành nào thì cần thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Xét mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Hay nói cách khác phải xét đủ 4 phương diện bao gồm:

Đắc lệnh: tức là Nhật chủ vượng ở chi tháng, ở nơi Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng.

Đắc địa: tức là Nhật chủ các chi khác được Trường Sinh (phải là nhật Chủ dương), Lộc Nhẫn (bản khí tàng của các Can tàng

trong chi Chi là Tỷ, là Kiếp) hoặc gặp mộ khố (Nhật chủ dương gặp mộ khố là có căn, Nhật chủ âm vô khí, không có căn)

Được sinh: tức là Nhật chủ được Chính, Thiên, ấn của can chi trong tứ trụ được sinh cho.

Được trợ giúp: tức là Nhật can và các Can Chi khác trong Tứ trụ cùng loại gặp được Tỷ Kiên hoặc Kiếp Sát giúp thân.

Bước 2: Dựa theo công thức tính độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì.

Áp dụng phương pháp truyền thống này sẽ giúp bạn xác định được bản thân có thuộc Bát tự mệnh khuyết hay không. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với các chuyên gia mệnh lý, còn đối với người không nghiên cứu sâu về Bát tự thì khó áp dụng.

Hiện nay, có một cách đơn giản giúp mọi người tự kiểm tra độ vượng suy của ngũ hành chân mệnh mà không cần tinh thông kiến thức Bát tự. Đó là sử dụng công cụ Lập lá số Bát tự (Tứ trụ) miễn phí của Thăng Long Đạo Quán. Công cụ được hình thành dựa trên 4 trụ (giờ – ngày – tháng – năm sinh) giúp xem chi tiết vận mệnh con người cũng như xác định thân vượng hay nhược.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Tuổi Mão hợp với tuổi nào, màu gì, nghề gì, hướng nào theo phong thủy

Tuổi Mão hợp với tuổi nào, màu gì, nghề gì, hướng nào theo phong thủy

Lâm Huyền Cơ
Lâm Huyền Cơ 1 năm trước

Người tuổi Tân Mão, Quý Mão, Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão hợp với tuổi gì trong hôn nhân và làm ăn, hợp với màu gì, nghề gì, hướng nào, cây hoa gì theo phong thủy, hợp số điện thoại nào năm 2019?

Tượng Chim Hạc Phong Thủy – Bí Quyết Mang Lại Tài Lộc, Trường Thọ Và Bình An

Tượng Chim Hạc Phong Thủy – Bí Quyết Mang Lại Tài Lộc, Trường Thọ Và Bình An

Lâm Huyền Cơ
Lâm Huyền Cơ 4 tuần trước

Tượng chim hạc phong thủy là biểu tượng linh thiêng, mang ý nghĩa về trường thọ, may mắn và trí tuệ. Đặt tượng chim hạc trong nhà giúp gia tăng năng lượng tích cực, bảo vệ gia đình và thúc đẩy công danh, sự nghiệp. Tìm hiểu cách chọn và bài trí tượng để tận dụng tối đa giá trị phong thủy.

Phương Pháp Phong Thủy Cải Vận Cho Người Khuyết Kim

Phương Pháp Phong Thủy Cải Vận Cho Người Khuyết Kim

Lâm Huyền Cơ
Lâm Huyền Cơ 1 năm trước

Phương pháp Phong thuỷ cải vận cho người khuyết Kim? Đa số người có Bát tự khuyết Kim dễ yếu lòng, nhút nhát, đôi khi biếng nhác, cả thèm chóng chán. Vậy làm sao để dưỡng ưu sửa khuyết trong tính cách? Đâu là cách phong thủy thích hợp để cải vận cho người khuyết Kim?